Báo cáo gây nhầm lẫn về sự cố nhiễm "nước nặng" Nước_nặng

Năm 1990, một nhân viên bất mãn là Daniel George Maston[7] tại Nhà máy điện nguyên tử Mũi LepreauCanada đã thu được một mẫu (ước khoảng "nửa cốc") nước nặng từ hệ thống vận chuyển nhiệt chính của lò phản ứng, và đổ nó vào hệ thống lọc và làm mát nước uống cho công nhân nhà máy. Tám công nhân đã uống một ít nước nhiễm xạ này. Sự cố được phát hiện khi các công nhân bắt đầu để lại các mẫu nước tiểu kiểm định sinh học với mức triti cao. Lượng nước nặng đã uống là thấp hơn nhiều so với liều có thể gây ngộ độc thật sự đối với nước nặng, nhưng một số công nhân đã nhận được mức phóng xạ nâng cao từ triti và các chất hoạt hóa nơtron trong nước[8]. Đây không phải sự việc về ngộ độc nước nặng, mà là ngộ độc phóng xạ từ các đồng vị khác có trong nước nặng. Một số báo chí đã không cẩn thận để phân biệt rõ ràng các điểm này, và một số công chúng đã có ấn tượng rằng nước nặng thông thường là chất phóng xạ và có độc tính nghiêm trọng hơn so với thực chất nó có. Ngay cả khi nước nặng tinh khiết đã được sử dụng trong hệ thống làm lạnh nước vô hạn định, thì sự việc cũng không phải dễ phát hiện hay dễ gây ra thương tổn, do không có người lao động nào lại có thể uống nhiều tới mức 25% nhu cầu nước hàng ngày của mình từ nguồn như thế[9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nước_nặng http://www.ecology.at/nni/site.php?site=Point++Lep... http://www.cns-snc.ca/Bulletin/A_Miller_Heavy_Wate... http://www.sno.phy.queensu.ca/sno/sno2.html http://nl.newsbank.com/nl-search/we/Archives?p_pro... http://nl.newsbank.com/nl-search/we/Archives?p_pro... http://www.popsci.com/popsci/how20/a07160a72252c01... http://www.straightdope.com/mailbag/mheavywater.ht... http://alsos.wlu.edu/qsearch.aspx?browse=science/H... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10535697 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/4516204